The Unique



Vùng đất Lục Ngạn (Bắc Giang) bao lâu nay nức tiếng bởi một thứ quả ngon ngọt, đẹp như đúng cái tên mỹ miều: Lệ chi (nước mắt của cành cây) mà người Việt vẫn gọi bằng cái tên dân dã: Vải.

Ngay trên con đường từ thị trấn Đồi Ngô, người ta đã thấy từng đoàn xe dài, xe đạp có, xe máy có, ô tô nhỏ, ô tô tải, xe công-te-nơ,... nườm nượp nối đuôi nhau kéo về thị trấn Chũ – vùng trung tâm trồng vải ở Lục Ngạn. Còn ở phố Kim, đặc biệt là khu chợ Kim, nông dân ùn ùn thồ vải ra điểm tập kết của thương nhân để bán. Có thương nhân từ miền trong ra, có người từ vùng núi phía Bắc xuống, lại có cả xe tải lớn từ Trung Quốc về thu mua.

Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket

Vải năm nay ra muộn hơn năm trước do mùa đông và đợt rét lạnh kéo dài nhưng bà con nông dân đều phấn khởi vì vải được mùa. Màu đỏ vàng lúc lỉu từ những vườn vải cứ hiện dần theo đừng mét lăn bánh chiếc xe máy của Thư – “sinh viên kiêm nông dân trồng vải”.

Mùa hè này, anh sinh viên trường Giao thông vận tải “lôi” bạn bè về nhà thu hoạch vải giúp gia đình. Với các cô, cậu sinh viên, đây là cơ hội được tìm hiểu đời sống của người nông dân vùng vải, được tham gia công việc “mỗi năm mới có một lần”. Cũng lội bùn, dầm mưa, đứng nắng để bẻ vải, cũng “loay hoay” bó vải, cũng gồng gánh, thồ vải ra chợ “như ai”. Và đặc biệt, họ được thưởng thức vị ngọt thơm, mềm mát của quả vải ngay-tại-gốc. Đó thực sự là một trải nghiệm cực kỳ thú vị.

Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket

Giá vải năm nay trung bình là 4000-5000đ/kg, loại nào ngon, vỏ quả đỏ ối thì giá có thể cao hơn. Mỗi nhà ở vùng Lục Ngạn đều có vài trăm gốc vải, mỗi mùa thu hoạch được vài chục tấn.

Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ nông dân phải khốn đốn vì vải bị nấm mốc và rụng nhiều, thậm chí có nhà trồng 200 gốc vải mà bị nấm và rụng gần như toàn bộ. Có người nông dân vừa than thở, vừa nước mắt ngắn dài vì cả một năm gia đình năm người chỉ trông vào một vụ vải này thôi. Thế nên cả một buổi sáng, gia đình hò nhau vừa bẻ vừa lựa mới được một tạ vải, đem đi bán thì còn bị “trừ bì, trừ quả hỏng, trừ quả xanh, trừ quả xấu” nên chỉ còn độ sáu yến.

Ngay từ đầu mùa, những đợt nắng to đã khiến vải chín sớm. Nhưng rồi những trận mưa nắng thất thường khiến cho vải bị lên mốc và rụng nhiều, có phun thuốc bảo vệ cũng không đỡ hơn. Thậm chí, chỉ sau một đêm mà sáng ra cả vườn vải đã bị mốc lên trắng xóa.

Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket

Người nông dân chỉ biết kể lể với nhau, và cũng chỉ “đoán đoán” rằng do thời tiết chứ chưa biết chính xác căn bệnh thay đổi mỗi năm của quả vải, cũng chưa nhận được sự giúp đỡ nào từ phía những người có khả năng và có trách nhiệm.

Và không biết làm thế nào để người nông dân không còn phải rơi nước mắt nhìn cả vườn vải dần dần rụng sạch...

Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket

Quỳnh Hương - Ngọc Bích

Labels: 0 comments | edit post