The Unique



HẠT CƠ BẢN

Tiểu thuyết của tác giả Michel Houellebecq-NXB Đà Nẵng và Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây

Cao Việt Dũng dịch từ nguyên bản tiếng Pháp: Les Particules Élémentaires

Giá 55.000đ, tìm mua tại Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây

Bài giới thiệu của dịch giả Thuý Toàn

(chủ tịch Hội đồng văn học dịch-Hội nhà văn Việt Nam)

Michel Houellebecq sinh năm 1958, là một trong những nhà văn Pháp nổi tiếng nhất hiện nay. Các cuốn tiểu thuyết của ông: Extension du domaine de la lutte (Mở rộng phạm vi đấu tranh-1994), Les particules élémentaires (Hạt cơ bản-1998), Plateforme (2001), La possibilitié d’une ile (2005) đã làm dấy lên những tranh luận gay gắt xung quanh quan điểm của ông về xã hội phương Tây hiện nay.

Nội dung của Hạt cơ bản là chuyện đời của anh anh em cùng mẹ khác cha: Bruno và Michel. Thông qua câu chuyện này, tác giả tìm cách lý giải các hiện tượng xã hội, ảnh hưởng và tàn dư của lối sống đó lên cuộc sống hiện tại, mở đầu bằng việc nhà khoa học Michel xin nghỉ làm tại Trung tâm Khoa học quốc gia Pháp sau 15 năm làm việc để dành thời giai tiến hành những nghiên cứu mang ý nghĩa lớn cho loài người, câu chuyện tiếp đó quay về những trích đoạn cuộc sống sau này của họ. Ở Bruno, khía cạnh nổi bật là ham mê tình dục đến mù quáng, còn Michel thì hoàn toàn ngược lại; anh là con người của lý trí, dịu dàng và luôn hướng tới một đạo đức theo lối của triết gia Kant. (...)

Michel và Bruno như sống bên lề của những biến chuyển xã hội phương Tây, luôn thấy cuộc sống nhàm chán, trống rỗng và đáng căm ghét. Thông qua cuộc đời họ, được người ta nhận ra sự xuống dốc không phanh của các giá trị phương Tây, cơn cuồng loạn của chủ nghĩa tiêu dùng, sự đe doạ của nhân bản cô tính, tính huỷ diệt của cá chuẩn mực tự do kiểu phương Tây, trong đó có ảnh hưởng không nhỏ của phong trào Giải phóng tình dục những năm 60 của thết kỷ XX.

Đó thực sự là một hiện tượng văn chương quốc tế (New York Time)

Góp phần đưa nước Pháp trở lại hàng ngũ những cường quốc văn chương trên thế giới (The New Yorker)

Giới thiệu của Hương

Nếu ai đã từng đọc Cô đơn trên mạng rồi thì thấy cả Hạt cơ bảnCô đơn trên mạng đều nói nhiều đến tình dục, khoa học tình dục, các nhân vật (nhất là nhân vật chính) hầu như đều rất ham mê tình dục. Tác giả không chỉ nói đến khoa học đó ở mức là chuyện hoà hợp giữa người đàn ông và đàn bà, mà theo tớ, tớ gọi là “giao phối”. Tức là trong tiểu thuyết đó, con người trở về với đúng cái nghĩa “con” của nó, như một loài động vật với những ham muốn hiện sinh. Nhiều người đọc cho rằng, những cuốn sách như thế thật là “cuồng loạn”, “ghê tởm”, “thác loạn”,...

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đọc và chỉ hiểu được có như thế thì tức là bạn chưa phải là một độc giả có trách nhiệm. Bởi lẽ bạn đã nóng vội chỉ xét nội dung dựa trên hình thức chuyển tải.

Tác giả không cần phải nói về cái đó, vì sẽ có nhiều băng video còn “thật” hơn nhiều chứ! Vậy nên khi đọc, đừng có mà gào lên là “kinh thế” nhé, mình cũng là con người cả thôi (mặc dù nhiều người sẽ có những xáo trộn tâm lý nhất định).

Chúc mọi người đọc, hiểu phần nào, và đủ lý trí để không bị ám ảnh!

The Unique

Gửi Hà Nội năm 2006

“Mưa đá!”-tiếng cô bé hàng xóm reo lên vui thích, chỉ có trẻ con mới vui như thế. Từ chiều đã gió ấm ầm, thềm nhà phủ lớp bụi dầy cộp. Loáng cái 6 giờ chiều, mưa đã lộp độp trên mái nhà.

Khu tập thể được cấp cho cán bộ, giảng viên trong trường Đại Học ở tạm. Vốn tách ra từ kí túc xá của sinh viên được nên mọi thứ đều chung: tắm chung, rửa chung, vệ sinh chung, đi lại chung,...

14 căn phòng đều rộng 16m2, mỗi gia đình phải tự cân đối không gian với sinh hoạt và lượng người ở. Mái nhà lợp prô-xi-măng, trần cót ép nên mùa hè nóng bỏng người. Các nhà đều “xử ký tình huống” bằng cách đẩy trần sát mái, làm trần xốp 30cm, nghiến răng mua cả máy lạnh về “bật những khi thật sự cần thiết”.

Nhà nào cũng có một chiếc thùng tôn trên thềm trước cửa để nấu ăn, tất cả xoong nồi, bát đĩa đều ở trong ấy, khi nào nấu ăn thì mở nắp rồi dựng chiếc que chống lên, nấu xong lại đậy xuống. Có nhà để thùng ngoài sân, lấy thềm kê giường vừa để ăn uống, vừa để học hành, ngủ nghỉ. Ngoài bếp ga là mấy chiếc bếp than tổ ong “cho đỡ tốn ga”, nổi lửa ngay bên cạnh kho của công ty xe buýt. Cũng không hiểu vì lý do gì mà công ty xe buýt đó lại để kho nhiên liệu ngay sát khu dân cư như thế, chỉ biết khi nổi lửa bếp than là các giảng viên, cán bộ Đại Học lại “bị” các cô, chú công nhân “mắng”: “muốn chết hay sao mà đun lửa ở đây?”

Sân rộng nên nhà nào cũng tranh thủ kê cái giá gỗ xin được ở đâu về để chạn bát hoặc là mấy thứ chổi cùn rế rách “nhỡ có khi dùng đến”. Cũng có nhà vì đông người nên cơi đằng sau rộng thêm được gần 2m, cách tường khu vệ sinh “nặng” độ 1m, vừa cơi vừa sợ bị “người ta” báo cáo lên trên. Ở khoảng sân trước thềm, nhiều nhà mua cột kèo về làm thêm cái hiên để xe cộ tránh mưa nắng.

Mỗi nhà đều tận dụng tối đa khoảng sân để kê thùng tích trữ đề phòng khi mất nước, thành ra cứ dùng nước xách về, để nước trong thùng ôi hết cả, lại đổ đi, lọc lại, đổ đẩy, lại tích trữ.

Nước được xách từ khu bể chứa về. Khu này có 3 nhà vệ sinh “nhẹ”, 1 phòng rộng hơn có dòng chữ viết phấn: “Phòng này dành cho chị em tắm, đề nghị mọi người không đi vệ sinh”. Có 2 bể nước: 1 dội vệ sinh, 1 tắm rửa, mỗi năm nạo bể 2 lần nhưng cũng có nhà “trốn” việc hàng năm. Có 3 vòi nước bơm mỗi chiều nên cứ từ 4 giờ là cả khu cùng đem xô chậu ra hứng nước ăn, rất “đông vui”. Ai vào cũng chê khu này vệ sinh bẩn, nhưng chỉ có “người ở trong chăn” mới hiểu rằng không phải ai cũng biết giữ vệ sinh. Lũ trẻ con thì coi như là chưa biết gì, chứ người lớn thì... Thêm đó, nằm ngay cạnh cái cống nước thải nên có ai nói là mất vệ sinh thì cũng... đúng.

Còn khu “nặng” ở phía sau lưng các nhà, cứ 2 nhà chung 1 phòng, chiều nào cũng xách nước đổ vào thùng mà dội vì không có nước dẫn đến.

Thế rồi một ngày mưa đến,...

Người ta băn khoăn: “kêu thế chắc hạt mưa to lắm?” Hoá ra là mưa đá, mấy tuần rồi không có mưa, hôm nay ông trời cho xả láng đây. Lúc đầu hạt mưa to bằng ngón út, rồi đỉnh điểm to bằng ngón chân cái. Ai cũng chạy ra hào hứng nhặt mấy viên, sau thì ai cũng vào nhà, đóng cửa. Giời này mà nấu cơm ở ngoài mới “biết mặt” nhau đây! Bếp ga đôi, 1 đang xào rau, 1 đang rán cá. Tôi tắt bếp, vào nhà chờ mưa ngớt ngớt. Bố mẹ kêu đói, tôi mở cửa ra nấu tiếp, bật chiếc ô to đùng lên che, nước dưới chân lạnh buốt. Cảnh tượng ngoài sân giờ thật hãi hùng: cây treo đồ đổ ập xuống, khăn mặt, khăn tắm nhúng đầy trong nước bẩn của cả khu; dập dềnh trên mặt nước là bao nhiêu mảnh lá cây bị đá bắt nát vụn; xô, chậu, dép, guốc trôi lềnh bềnh. Thỉnh thoảng thằng bé nhà bên lại kêu lên: “Chai rửa bát nhà chị Út à? Thế xà phòng nhà ai kia? Ôi, bánh xà phòng nhà mình mất cái đựng rồi!” Nói rồi nó lội chân xuống thứ nước lạnh ngắt, gạt rác với lá cây để đẩy chiếc chậu cho nhà hàng xóm. Cô hàng xóm cười: “Nhà mình còn may, nhà bác Vân bên kia bay cả cái mái hiên, vỡ hết chậu cây, giàn gấc “trụi thùi lụi”!”

Ăn cơm xong, đã 7 giờ, mưa 1 tiếng rồi mà không ngớt. Tôi ra ngoài, cũng lội nước lôi đồ nhà mình về. Mẹ chạy ra lấy cái chậu, khăn, gáo vào trong (chỗ cái gian nhỏ cơi ra phía sau làm chỗ để máy tính). Mẹ đang tát nước! Roạt! Roạt! Bố thì mang cái thùng to vào đựng nước đem đổ. 2 mẹ con hì hụi mãi tát không xong. Mẹ đang ốm dở. Rồi mẹ buông gáo: “Thôi, tốt nhất là đem đồ dưới gầm giường lên cao để tạm, chứ đêm vẫn mưa thì ở đây mà tát mãi à?” Nói rồi cả 3 người lại lục đục moi từ gầm giường ra: nào cốc, chén, nồi, bếp ga du lịch...

Bố gọi tôi ra sau tường nhà. Con soi đèn, bố... đục và khơi nước. Mất 15 phút chẳng ăn thua nên lại vào nhà, tôi lấy nước nóng và khăn mới cho bố lau người, bố cũng hay ốm vặt. Tôi lại vào tát nước. Mươi phút sau thì sinh viên của mẹ kéo đến. Hôm nay là 20 tháng 11. Mẹ kêu: “Mưa to, ngập thế này đến làm gì hả giời? Khổ thân! Út lấy cho mẹ cái máy sấy cho anh sấy tóc”-“Ở nhà trọ cũng dột, dọn mãi không xong, bọn em bảo nhau: thôi vứt đấy, đi tết thầy cô đã!” Cô trò nói chuyện rôm rả. Ngồi bên cái máy tính phủ 3 lần áo mưa, dưới chân ghế lõng bõng, nước mắt tôi trào ra, tôi không dám khóc to. Lúc nãy, khi mẹ đang tát nước, tôi thấy mẹ cũng khóc. Giờ nghe tiếng mẹ cười nói vui vẻ với học trò mới thấy mình chịu đựng thật kém. 10 giờ tối chỉ lất phất mưa. Khách cũng về hết. Mẹ con lại loay hoay xếp đồ, quét qua cái sân, vun lá. Cả khu than thở xem ai bị thiệt hại nhiều hơn. Lâu rồi không bị một trận nhừ tử như thế. Mẹ bảo: “mai mà thế này thì chắc toi”.

May sao đêm không mưa. Bình thường 11 giờ tôi vẫn thức, còn đêm nay thì chẳng buồn nghĩ thêm gì, đặt lưng là ngủ say.

Sáng ra, cả nhà đi làm hết. Việc đầu tiên của tôi là đem hết quần áo, khăn khố ra giặt lại, giũ cả gần chục nước mà vẫn thấy đục. Rồi đánh rửa xô chậu, hứng nước, ấm chén, bát đũa, đun nước, lau nhà, dọn hậu quả xong cũng mất hơn 3 tiếng. Đến 10 giờ trưa mới nhớ ra từ sáng mình chưa rửa mặt. Lại nấu cơm, chiều đi học.

Tối đến, tôi nghe thời sự thấy mưa đá nhiều nơi tàn phá ghê lắm, 8 giờ mới lột 3 tấm áo mưa, bật máy tính viết mấy dòng than thở. Ước gì từ này đến cuối tuần đừng có mưa, không thì...

Thủ đô Hà Nội. Năm nay là năm 2006.

NHQH